Tôn Giáo Với Việc Thúc Đẩy Một Hệ Sinh Thái Toàn Diện
- Mô tả khoá học
- Thông tin giảng viên
- Hướng dẫn đăng ký
Trên thế giới hiện nay có khoảng 85% người dân cho mình là người có tôn giáo. Các tôn giáo hoặc truyền thống tâm linh lớn bao gồm Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo. Vì thế tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc chung tay khắc phục các vấn nạn trong xã hội. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của thế giới ngày nay là sự phồn thịnh của con người lẫn thiên nhiên giữa tình trạng khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu. Các lãnh đạo tôn giáo ngày càng chỉ ra rằng sự an sinh của con người luôn gắn liền với sự phồn thịnh của thiên nhiên, vì thế cần phải thúc đẩy việc xây dựng một hệ sinh thái toàn diện trong đó có sự hài hòa và tương trợ giữa con người và thiên nhiên. Bài thuyết trình trong buổi hội thảo sẽ giới thiệu một cách nhìn mới về cách nào con người có thể xây dựng mối tương quan với nhau và với thiên nhiên dựa trên những khái niệm được tìm thấy trong các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới như các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo khởi nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc. Một điều có thể nhận ra là tất cả các tôn giáo đều cho rằng bất kể vấn nạn nào nếu muốn khắc phục tận gốc rễ cần có sự biến đổi tâm linh nơi con người. Bài thuyết trình mang tính nghiên cứu tôn giáo học, vì thế các đối tượng tham dự có thể đến từ bất cứ tôn giáo nào (hoặc không tôn giáo).
I/ Nhập đề (bối cảnh hiện tạị)
II/ Tôn giáo với các vấn nạn xã hội
III/ Sự hợp tác giữa tôn giáo và các lĩnh vực khác (khoa học, chính trị, kinh tế…) nhằm khắc phục các vấn nạn trong xã hội
IV/ Làm thế nào để xây dựng một hệ sinh thái toàn diện?
- Ý nghĩa của khái niệm ‘sinh thái toàn diện’.
- Đời sống tâm linh/đạo đức với hệ sinh thái toàn diện.
- Giới thiệu ba chiều kích của viễn tượng về một hệ sinh thái toàn diện
-
- Thành nhân
- Giao thoa văn hóa
- Giao thoa tạo hóa
-
V/ Kết
Linh mục Anthony Lê Đức, SVD là tu sĩ thuộc Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời. Ngài tuyên khấn trọn đời năm 2005 và chịu chức linh mục năm 2006 tại Hoa Kỳ. Ngài có bằng Cử nhân về Sinh học phân tử tế bào và Á châu học từ University of California, Berkeley (Hoa Kỳ), bằng Master of Divinity từ Catholic Theological Union (Chicago, Hoa Kỳ) và bằng Tiến sĩ về Tôn giáo học từ Assumption University, Thái Lan. Hiện ngài đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Á châu về tôn giáo và Truyền thông xã hội (Asian Research Center for Religion and Social Communication, St. John’s University, ThaiLand). Ngài cũng là Tổng biên tập của tạp chí học thuật của Trung tâm – “Religion and Social Communication”.
Từ năm 2016 đến nay, ngài giảng dạy tại Đại chủng viện quốc gia Thái Lan Lux Mundi. Trong công việc nghiên cứu, ngài quan tâm đến sự giao thoa giữa tôn giáo và các vấn đề xã hội đương đại như khủng hoảng môi trường, di dân và sự phát triển công nghệ. Ngài đã thực hiện nhiều bài viết tham luận về các đề tài trên, cũng như đã thực hiện các tập sách “Religion and Society in the Digital Age: Interreligious and Intercultural Contexts” (2020, tác giả), “Di dân Việt Nam tại Á châu: Thực trạng và Đường hướng Mục vụ” (2020, đồng biên tập), “Pastoral Creativity Amid the Covid-19 Pandemic: Global Experiences” (2021, đồng biên tập), “Đường hướng mục vụ hậu đại dịch Covid-19: Các bài học từ dấu chỉ thời đại” (2021, chủ biên), “Sứ vụ của Giáo hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số” (2022, tác giả). Tập sách mới nhất do ngài biên tập “Church Communication in the New Normal: Perspectives from Asia and Beyond” dự kiến sẽ phát hành trong vài tháng tới.
1. Video Hướng Dẫn Đăng Ký
Văn phòng Trung Tâm cũng nhận đăng ký qua Email, điện thoại hoặc trực tiếp tại Văn phòng.
2. Học Phí:
Học viên chuyển khoản theo thông tin sau:
-
- Chủ Tài Khoản: BÙI THOẠI TRÚC
- Số Tài Khoản: 7845727
- Ngân hàng ACB, CN Phan Đình Phùng
- Nội dung: Họ tên học viên – Tên khoá học viết tắt (viết không dấu)