Giao Tiếp Giữa Những Thanh Thiếu Niên Và Người Trẻ Trong Thời Buổi Hiện Đại

  • Mô tả khoá học
  • Thông tin giảng viên
  • Hướng dẫn đăng ký

          Giao tiếp thuộc kinh nghiệm cốt lõi của con người. Những cách mà con người tiếp nhận thông tin thông qua năm giác quan như: nếm, chạm, ngửi, nhìn và nghe. Bộ não con người không phải là một vỏ sò rỗng. Cách thức mà bộ não của chúng ta diễn giải và tạo ra ý nghĩa từ lượng thông tin khổng lồ mà chúng ta tiếp nhận hàng ngày thì phụ thuộc vào thói quen suy nghĩ và cảm nhận đã phát triển trong nhiều năm. Những trải nghiệm của chúng ta, đặc biệt là thời thơ ấu, thậm chí là trước lúc được sinh ra, định hình cách chúng ta giải thích lượng thông tin và kinh nghiệm chúng ta thu nhận. Một ví dụ đơn giản: hai người cùng lắng nghe một bản nhạc tuyệt vời, tuy nhiên những âm hưởng và ca từ sẽ khơi ngợi lên những cảm giác và ký ức khác nhau nơi mỗi người. Những cảm xúc sẽ thể hiện những ký ức mà âm nhạc gợi nhớ.

          Theo Liên Hiệp Quốc, “thanh thiếu niên” thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24. Trong suốt 9 năm này, rất nhiều nhiệm vụ và bổn phận cần được thực hiện; những nhiệm vụ và bổn phận đó có thể xảy ra vào những thời điểm khác biệt đối với những người khác nhau, và giữa nam và nữ. “Người trẻ” thuộc độ tuổi 24 đến 30. Họ là những người trong giai đoạn đang lập nghiệp và kiến tạo mỗi quan hệ lâu dài.

`Những vấn đề trọng tâm của bài nói chuyện này là :

  • Người trẻ và thanh thiếu niên xử lý thông tin thế nào trong thời đại mà nguồn thông tin lớn hơn bao giờ hết?
  • Loại thông tin nào có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến suy nghĩ và cảm xúc của những người nam và nữ trong độ tuổi này ?
  • Họ giao tiếp với người khác thế nào để nói về những suy nghĩ và cảm xúc của họ ?

Bài nói chuyện này có thể được thanh thiếu niên và người trẻ quan tâm, cũng như những người sống và làm việc với họ, và yêu mến họ. Buổi học sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh và có phiên dịch tiếng Việt.

Chuyên đề này thuộc Chương Trình Mừng 500 Năm Cuộc Hoán Cải Của Thánh I Nhã Loyola và được Trung Tâm Linh Đạo I Nhã (CIS) trình bày.


 

       Communication is at the heart of human experience.  The ways human beings receive information is via our five senses: taste, touch, smell, seeing and hearing.  The human brain is not an empty shell.  How our brains interpret and make meaning out of the massive amount of information we take in daily defends on the habits of thinking and feeling we have developed over years.  Our life experiences, especially in childhood, even pre-natal time, form how we interpret the information and experience we take in.  A simple example: two people listen together to a marvelous piece of music, yet the sounds and lyrics will trigger different feeling and memories in each.  The emotions will express the memories the music triggers.

       According to the United Nations, “youth” is described as the ages of 15 to 24.  During these nine years of life many tasks and duties need to take place; they  can take place at different times for different people, and between men and women.  “Young adulthood” is the term used for persons 24 to 30.  These are persons establishing careers and relationships that become long-term. 

       The core questions this conference address are:

  • How do youth and young adults process information at a time when the sources of information are vastly greater than at any time in human history?
  • What types of information have the strongest effect on the thinking and emotions of women and men in these age groups?
  • How do they communicate with others what they are thinking and feeling?

       This conference can be of interest to youth and young adults, and to those who live and work with them, and love them.  The session will be conducted in English with immediate professional interpretation in Vietnamese.

       This program is a service to all as part of the 500th Anniversary of the Conversion of St. Ignatius Loyola, and presented by the Center for Ignatian Spirituality (CIS).

Cha Julio Giulietti, SJ. là thành viên thuộc Tỉnh Dòng Tên Đông Bắc Hoa Kỳ.

Ngài từng sống 10 năm ở Đông Nam Á, chủ yếu ở Việt Nam với 2 năm ở Myanmar.Cha Julio SJ. là chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Trung Tâm Tôn Giáo, Hòa Bình và Thế giới tại Đại Học Georgetown (hoa Kỳ). Trách nhiệm chính của Ngài là phát triển tương quan học thuật Khoa Bảng và đội ngũ bác sĩ giữa Phân Khoa Y trường đại học Georgetown với Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và các bệnh viện liên kết. Ngài cũng là cầu nối của Đại học Georgetown với Mạng Lưới Đại Học Cộng Đồng Dòng Tên tại Chennai, Ấn Độ.

Cha Julio có bằng Tiến Sĩ về Thần Học và Tâm lý học lâm sàng. Ngài đã thực tập tư vấn tại Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần Connecticut (Đại học Yale) và Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần Lindemann (Hệ thống chăm sóc sức khỏe Boston). Ngài từng đảm nhiệm vai trò giám đốc của Trung Tâm Linh Đạo I-Nhã tại Đại Học Boston (BC) và Hiệu trưởng Đại Học Wheeling Jesuit.


Fr. Julio Giulietti, SJ, is a member of the Jesuit United State East Province. He has lived in Southeast Asia for 10 years, mainly in Vietnam with two year in Myanmar.  He served in Japan for eight years. Fr. Julio is a Senior Research Fellow at the Berkley Center for Religion, Peace and World Affairs at Georgetown University. His prime responsibility is to develop academic and physician-based relationships between Georgetown University Medical School and Pham Ngoc Thach University of Medicine and affiliate hospital. He is also Georgetown’s bridge with the Indian Jesuits Community College Network centered in Chennai, India.

Fr. Julio earned graduate Ph.D. degrees in theology and clinical psychology. He did his counseling internships at the Connecticut Mental Health Center (Yale University) and the Lindemann Mental Health Center (Boston Health Care System). He was the Director of the Center for Intercultural Education and Development at Georgetown University, Director of the Center of Ignatian Spirituality at Boston College and President at Wheeling Jesuit University.

1. Video Hướng Dẫn Đăng Ký

Văn phòng Trung Tâm cũng nhận đăng ký qua Email, điện thoại hoặc trực tiếp tại Văn phòng.

2. Học Phí:
Học viên chuyển khoản theo thông tin sau:

    • Chủ Tài Khoản: BÙI THOẠI TRÚC
    • Số Tài Khoản: 7845727
    • Ngân hàng ACB, CN Phan Đình Phùng
    • Nội dung: Họ tên học viên – Tên khoá học viết tắt (viết không dấu)